Tìm hiểu Tác giả tác phẩm: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu Ngữ văn 12 Kết nối tri thức trong chương trình Sách mới 2024 về tiểu sử tác giả, phong cách sáng tác và giới thiệu chung về tác phẩm, nội dung chính, giá trị nghệ thuật. Hi vọng qua bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm vững được những kiến thức trọng tâm của bài học!
- Nguyễn Ái Quốc (1890-1969), là tên gọi rất nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh, được dùng từ năm 1919 đến năm 1925
- Bút danh Nguyễn Ái Quốc gắn với tờ báo Người cùng khổ, nhiều truyện kí và tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, viết trên đất Pháp, bằng tiếng Pháp trong thời gian từ 1922 đến 1925
* Quan điểm sáng tác:
- Coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.
- Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc.
- Luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
- Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)…
- Truyện và kí: Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)…
- Thơ ca: Nhật kí trong tù (viết trong thời gian bị giam cầm trong nhà lao Tưởng Giới Thạch từ 1942-1943), chùm thơ viết ở Việt Bắc từ 1941- 1945.
=> Di sản văn học lớn lao về tầm vóc, phong phú về thể loại và đa dạng về phong cách
a. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ
- Truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là truyện ngắn được trích trong tập Truyện kí Nguyễn Ái Quốc, viết bằng tiếng Pháp đầu những năm 20 của thế kỉ XX, đươc đăng trên báo “Người cùng khổ” tại Pari số 36-37 và phát hành vào tháng 9, 10 năm 1925.
- Truyện ngắn được viết ngay sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt (18-6-1925) ở Trung Quốc bị giải về giam ở Hoả Lò – Hà Nội và sắp bị xử án, còn Va-ren thì chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương. Tác phẩm được viết với mục đích cổ động phong trào của nhân dân trong nước đòi thả Phan Bội Châu.
b. Thể loại
- Truyện ngắn mang phong cách báo chí
c. Đề tài, nhan đề
- Truyện ngắn không chỉ là việc vạch trần bộ mặt cáo già, lố bịch của tên toàn quyền Va-ren mà còn thể hiện lòng trân trọng, ngưỡng mộ tính cách kiên cường, bất khuất của lãnh tụ Phan Bội Châu.
d. Bố cục
- Đoạn 1 (Từ đầu … đến "Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù"): Tin Va-ren sang Việt Nam.
- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến "không hiểu Phan Bội Châu"): Những trò lố của Va-ren với cụ Phan Bội Châu.
- Đoạn 3 (Còn lại): Thái độ của Phan Bội Châu.
a. Tóm tắt văn bản
- Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ giữa Va-ren- tên toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ và Phan Bội Châu- là một người tù bị bắt giam vì hoạt động Cách mạng.
- Trước khi Va-ren từ Pháp sang Đông Duơng nhận chức Toàn quyền Đông Dương, y hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu bằng lời hứa nửa chính thức.
- Trong cuộc gặp gỡ với cụ Phan Bội Châu, Va-ren ra sức dụ dỗ, thuyết phục, cụ phản bội dân tộc và làm tay sai cho Pháp.
- Tuy nhiên, với tinh thần dân tộc, ý chí cách mạng của mình, Va-ren không mua chuộc đuợc Phan Bội Châu, cụ Phan thì tỏ thái độ im lặng, dửng duưng, khinh bỉ thậm chí là nhổ vào mặt tên toàn quyền Đông Dương ấy.
b. Bối cảnh tình huống truyện
* Bối cảnh lúc bấy giờ bao gồm:
- Thực dân Pháp cai trị Việt Nam, gia tăng khủng bố và đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam
- Phan Bội Châu là một nhà yêu nước, một chiến sĩ cách mạng, bị thực dân Pháp bắt giam, gây nên sự phẫn nộ và lên án từ dư luận Pháp và quốc tế.
- Va-ren chuẩn bị nhậm chức Toàn quyền Đông Dương mới, hứa hẹn sẽ cải thiện tình hình.
c. Tìm hiểu nhân vật
* Khái quát về cụ Phan Bội Châu:
- Phan Bội Châu (1867-1940): học giỏi, đỗ đầu kì thi hương
- Là nhà cách mạng yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX
- Là lãnh tụ của các phong trào khởi nghĩa như Đông Du, Duy Tân, Việt Nam quang phục hội.
- Ông từng bị Thực dân Pháp kết án vắng mặt
* Khái quát về nhân vật Alexandre Varenne:
- Alexandre Varenne sang nhậm chức Toàn quyền ở Đông Dương lúc 55 tuổi.
- Ông được xem là một Toàn quyền có ý thức nhân đạo với đường lối tương đối cấp tiến hơn các tiền nhiệm. Một trong thành tựu của Varenne là chính sách chích ngừa dịch tả, cải cách học chính, và thành lập các Viện Dân biểu Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
* Lời hứa của Va- ren với Phan Bội Châu:
- Nguyên nhân: Do sức ép của công luận ở Pháp và ở Đông Dương.
- Lời hứa: ông Va-ren đã nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu.
=> Lời hứa mập mờ, nửa vời, không chính xác, tin cậy, thể hiện sự lố bịch, hài hước.
- Trước hết, ngài chỉ muốn chăm sóc đến khi nào yên vị thật xong xuôi ở bên ấy đã.
*Lời hữa mang tính chất điều kiện, trấn an, làm xoa dịu dư luận.
+ Ông hứa thế; giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn được phép tự hỏi liệu quan Toàn quyền Va-ren sẽ "chăm sóc" vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao.
* Lời hứa mang tính ngờ vực, không tin vào thiện chí của Va- ren.
Va-ren | Phan Bội Châu |
---|---|
- Toàn quyền Đông Dương - Lời nói: “ Tôi đem đến tự do cho ông đây” |
- Một người tù - Im lặng
-Im lặng
-Im lặng
-Im lặng, dửng dưng. *Nhận xét: Phan Bội Châu - Thái độ ngạc nhiên, coi thường và nhân cách cứng cỏi, bản lĩnh, không chịu khuất phục của người tù. |
a. Giá trị nội dung:
- Vạch trần bản chất xấu xa, đê hèn của Va-ren
- Ca ngợi ý chí của người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu.
b. Giá trị nghệ thuật:
- Tương phản đối lập
- Tưởng tượng, hư cấu
- Lời văn hóm hỉnh
- Giọng văn sâu sắc
….